10 cây gia vị, thực phẩm quen thuộc giúp nâng cao miễn dịch mùa cúm

Tác giả: BlueZone Đăng ngày: 10/01/2021 Lần cập nhập cuối: 10/01/2021
Xưa kia thuốc tây và vắc-xin chưa có, các cây gia vị đã phát huy hiệu quả tối đa giúp con người chiến đấu chống lại dịch bệnh.

1. Tỏi

10 cây gia vị, thực phẩm quen thuộc giúp nâng cao miễn dịch mùa cúm
(Ảnh: Shutterstock)Trong Đông y, tỏi có tên gọi Đại toán, vị cay tính ấm, tác dụng ôn Tỳ Vị, tiêu thực, giải độc, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết. Tỏi giàu chất chống oxy hóa tốt cho hệ miễn dịch, giúp kích thích sản sinh tế bào bạch cầu.Hãy dùng tỏi tươi hàng ngày trong các món ăn, hoặc dùng tinh dầu tỏi tự nhiên, ăn tỏi đen…Lưu ý: Tỏi tươi và mật ong là 2 vị thuốc không nên dùng chung.

2. Gừng

Gừng sống còn gọi là Sinh khương, có vị cay, tính ấm tác dụng tán hàn, long đờm, thường được dùng trị các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Gừng rất giàu chất giúp tăng cường miễn dịch như gingerols và gingerdiol kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn.Có thể dùng gừng tươi làm gia vị, dùng bột gừng khô, pha trà gừng…

3. Các loại hành và hẹ

Hành theo còn có tên gọi Thông bạch, có tác dụng tán hàn giải cảm thông dương, hoạt huyết, sát trùng, giải nhiệt làm ra mồ hôi, lợi tiểu kiện vị, trừ đờm.Hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.Hành, hành tây và hẹ đều làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên, kháng lại các mầm bệnh nhất là virus cúm.Ngoài việc dùng làm gia vị, các loại hành, hẹ còn có thể dùng sống hoặc giã lấy nước…

4. Sả

10 cây gia vị, thực phẩm quen thuộc giúp nâng cao miễn dịch mùa cúm
(Ảnh: Shutterstock)Sả có tên gọi khác là Hương mao, vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm… Các chất chống oxy hóa của sả giúp duy trì hệ thống miễn dịch.Bạn có thể dùng sả làm gia vị, pha nước chấm hoặc đun nồi nước xông…

5. Các loại nấm

Nấm Bào ngư, Đông cô, nấm mèo, nấm rơm… được chứng minh là chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều vi chất selenium, chất chống oxy hóa, vitamin B và niacin hỗ trợ đắc lực cho hệ thống miễn, kháng virus và kháng khuẩn.Lưu ý: Không nên rửa nấm quá kỹ để tránh mất đi các dưỡng chất; khi nấu cần đun sôi từ 5-10 phút để đảm bảo nấm đã chín hoàn toàn, khi đó nấm sẽ không gây hại cho cơ thể.

6. Cam, chanh, bưởi

Trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh… là rất giàu vitamin C vốn rất cần thiết cho hệ miễn dịch, làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu. Ngoài ra chúng còn kích thích tiêu hóa, hỗ trợ quá trình trung hòa các gốc tự do và đẩy độc tố ra ngoài cơ thể.

7. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin A và vitamin C, có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các cơ quan khỏi những tổn thương và viêm nhiễm khác nhau, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác động có hại từ môi trường.Hãy dùng cà rốt như món ăn hằng ngày, hoặc dùng ép lấy nước uống.

8. Bạc hà

10 cây gia vị, thực phẩm quen thuộc giúp nâng cao miễn dịch mùa cúm
(Ảnh: Shutterstock)Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, làm ra mồ hôi chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, chữa nôn mửa không tiêu.Bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.Bạc hà có các sử dụng rất linh hoạt: Dùng làm gia vị, pha trà, sử dụng tinh dầu…

9. Húng quế

Húng quế còn gọi là Hương thái, theo Đông y có vị cay, tính nóng, thơm dịu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu và giảm đau. Húng quế chứa chất chống oxy hóa mạnh, giàu canxi, kali và sắt. Nghiên cứu cho thấy húng quế có khả năng tăng hệ miễn dịch.>>

10. Súp lơ

Súp lơ xanh giàu vitamin và chất chống oxy hóa, chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Glutathione – một chất chống oxy hóa hàng đầu có trong súp lơ cũng rất tốt cho việc phòng chống bệnh tật.Lưu ý: Theo Đông y, không nên lạm dụng bất kỳ vị thuốc nào trong thời gian dài, vì vậy cần điều chỉnh để có một chế độ ăn uống đa dạng. Bên cạnh đó nên điều độ trong sinh hoạt, nghỉ ngơi và lao động hợp lý, không thức khuya, giữ gìn trạng thái tinh thần ổn định… đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch bệnh đang có dấu hiệu lan rộng như hiện nay.